Làm phim hoạt hình 2d

Trong xã hội công nghệ hóa đang phát triển đến mức chóng mặt hiện nay, các dịch vụ quảng cáo, marketing không còn quá xa lạ với con người. Một trong những phương pháp đem lại hiệu quả và thu hút nhiều khách hàng nhất hiện nay đó là làm phim hoạt hình 2D, nhưng để làm ra được một bộ phim hoạt hình 2D hoàn chỉnh thì không hề đơn giản chút nào. Hãy cùng LAMTVCProduction – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ làm video animation, motion graphics, phim hoạt hình 2D,3D tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Phim hoạt hình 2D là gì?

  • Phim hoạt hình 2D đã xuất hiện từ rất lâu, từ những năm 1880 và là một phương pháp sản xuất phim hoạt hình truyền thống. Phương thức chủ yếu của nó là sử dụng các chuỗi hình ảnh hoặc các bản vẽ thủ công trong một không gian nhất định, với các tư thế khác nhau để tạo ra chuyển động của nhân vật. Thông thường, ngày xưa các họa sĩ đã có mẹo, vẽ tranh trên các tấm nhựa trong để tránh vẽ lại những khung nền cho mỗi cảnh chuyển động, sau đó sẽ vẽ hàng nghìn bức tranh được chụp lại để sử dụng làm phim hoạt hình. Hiện nay, phương pháp vẽ tay thủ công không được sử dụng nhiều do tốn quá nhiều công sức, không có tính công nghiệp cao và đỏi hỏi những họa sĩ vô cùng khéo léo. Thay vào đó phần lớn hiện nay người ta sử dụng các phần mềm đồ họa trên máy tính để sản xuất phim hoạt hình 2D.
  • Ngoài ra, họa sĩ có thể sử dụng máy tính để khắc họa hình ảnh nhân vật, những hình đạt chất lượng và có tính tượng hình hay không còn phụ thuộc rất nhiểu vào tài năng và phong cách vẽ tranh của người họa sĩ đó.
  • Phim hoạt hình 2D là một thể loại của video animation.

Quy trình nhận làm phim hoạt hình 2D của LAMTVC

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và tư vấn dịch vụ

  • Quý khách liên hệ với chúng tôi qua Zalo qua số hotline để yêu cầu làm video 2D
  • LAMTVC sẽ tiếp nhận những thông tin từ khách hàng. Sau đó, xem xét đưa ra yêu cầu cũng như được tư vấn dịch vụ và chuyển khoản trước 50% chi phí dựng.

Bước 2: Lên ý tưởng và xây dựng kịch bản

  • Khách hàng nêu ra móng muốn và ý tưởng của mình, chúng tôi sẽ tiến hành lên ý tưởng tư vấn xây dựng kịch bản.
  • Sau khi khách hàng sẽ đưa kịch bản chúng tôi sẽ tiến hành dựng phim.
  • Trong trường hợp khách hàng chưa có kịch bản, đội ngũ nhân viên LAMTVC sẽ tiếp nhận ý tưởng và lên kịch bản sau đó sẽ cùng duyệt với khách hàng để đi đến thống nhất.

Bước 3: Tiến hành dựng phim và chỉnh sửa hậu kỳ

  • Dựa theo kịch bản đã thống nhất, LAMTVC sẽ tiến hành dựng phim hoạt hình 2D. Khách hàng có thể đưa ra các yêu cầu về hậu kỳ và chỉnh sửa thêm khi nhân viên đã gửi bản hoàn thành qua zalo.

Bước 4: Bàn giao sản phẩm, lắng nghe ý kiến đóng góp và nhiệm thu sản phẩm

  • Sau khi phim 2D được hoàn thành và bàn giao cho khách hàng theo đúng thời hạn, sau đó chúng tôi luôn lắng nghe ý kiến đóng góp từ khách hàng. Ở LAMTVC, chúng tôi luôn tôn trọng mọi ý kiến đóng góp của khách hàng để mang tới cho bạn những sản phẩm tốt nhất và chất lượng hài lòng nhất.
  • Sau khi hoàn thiện sản phẩm, khách hàng sẽ thanh toán 50% chi phí còn lại.

5 yếu tố quyết định sự thành công của một phim hoạt hình 2d

  • Nói đúng vào câu truyện, khắc họa được nội dung câu truyện mà khách hàng muốn nói đến trong 3 giây đầu tiên. Làm cho khách hàng thấy được hình ảnh của họ trong video đó.
  • Tiết tấu nhịp điệu của video cần nhanh, nhưng vẫn đáp ứng được đủ ý, đủ nội dung thuyết phục lôi cuốn tâm trí khách hàng.
  • Style của video (màu sắc, ngôn ngữ, âm thanh) lôi cuốn, đồng nhất và đồng điệu với sản phẩm.
  • Key visual (nhân vật, bối cảnh) chọn nhân vật một cách khéo léo , phù hợp với sản phẩm, tạo được liên kết với khách hàng xem video, bối cảnh đúng thời điểm, hợp lí với nhân vật và liên quan mật thiết đến sản phẩm.
  • Chuyển động, diễn hoạt mượt mà, lôi cuốn, tránh bị đơ, giật cục.

 

Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D

Với hoạt hình 2D, hầu như không có một quy trình sản xuất nào được coi là “tuyệt đối hoàn hảo” – vì thường mỗi studio hoạt hình đều tự phát triển cho mình một quy trình khác nhau, để phù hợp với tính chất, con người, công nghệ, và cách làm việc của riêng họ.

Tuy vậy, những quy trình sản xuất hoạt hình 2D ngày nay thường đều có một điểm chung nhất định, vì chúng đều bắt nguồn từ những nền tảng rất cơ bản mà Walt Disney đã để lại từ thế kỷ trước. Vậy những bước cơ bản đó là gì?

GIAI ĐOẠN 1: PREPARATION – CHUẨN Bị

Tương tự như quy trình sản xuất phim điện ảnh, quy trình sản xuất hoạt hình 2D cũng bao gồm 3 giai đoạn chính: tiền kỳ (pre-production), sản xuất (production) và hậu kỳ (post-production)

Tuy nhiên, nếu như bắt đầu ngay ở giai đoạn tiền kỳ, là người làm hoạt hình đang bỏ qua những bước chuẩn bị ban đầu, mang vai trò quan trọng trong việc định hướng trong suốt quá trình sản xuất sau đó.

Yêu cầu & mục đích của video

Đầu tiên, cần phải nắm rõ yêu cầu và mục đích của dự án hoạt hình 2D mà bạn sẽ thực hiện. Đó là một dự án thương mại (truyền thông, quảng cáo, tvc, v…v…) hay giải trí (series, phim hoạt hình, MV âm nhạc, v…v…)?

Với mỗi hình thức và thể loại, dự án hoạt hình 2D đó sẽ cần phải đáp ứng những mục đích rất khác nhau (ví dụ như: video hoạt hình đó sẽ giúp người xem xả stress sau một ngày làm việc mệt mỏi, hay giúp một thương hiệu xây dựng bộ nhận diện trong mắt khách hàng?)

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ xác định được thời lượng của sản phẩm, cũng như việc sản phẩm hoạt hình đó sẽ được sử dụng ở đâu.

Xác định đối tượng khán giả

Đối tượng người xem mà bạn đang muốn hướng tới với sản phẩm hoạt hình của mình là ai

Đây là câu hỏi mà bạn cần phải đặt ra cho mình trước khi bắt đầu. Đừng tìm đến những câu trả lời quá an toàn, bao quát như :”tất cả mọi người”. Thông thường, việc càng đi vào chi tiết trong việc xác định rõ đối tượng người xem là vô cùng quan trọng trong việc quyết định sản phẩm hoạt hình đó có tạo ra được những hiệu ứng mà bạn mong muốn hay không. Yếu tố này sẽ quyết định rất lớn nội dung, phong cách vẽ, cũng như ngôn ngữ mà bạn sử dụng.

Làm thế nào để xác định được đối tượng người xem phù hợp cho sản phẩm hoạt hình của mình? Sau đây là một số câu hỏi mà DeeDee gợi ý cho các bạn để cân nhắc (tuy nhiên, đừng bị gò bó với chỉ những lựa chọn này nhé!)

  • Lứa tuổi người xem mà bạn hướng đến là gì?

  • Nam giới hay nữ giới sẽ thích thú với sản phẩm hoạt hình này hơn?

  • Đối tượng người xem hướng đến sẽ ở địa phương nào?

  • Họ thường xem những sản phẩm sáng tạo/phim ảnh/hoạt hình như thế nào?

  • Họ có điểm chung là gì trong tính cách, sở thích, thói quen?

  • Cuộc sống của họ như thế nào?

  • Họ sẽ xem sản phẩm của bạn trong hoàn cảnh nào, vào lúc nào?

Thời gian, tiền bạc và công sức

Ở bước này, bạn cũng cần phải xác định được những resources (tài nguyên) mà bạn có cho dự án. Cụ thể hơn đó là thời gian, tiền bạc và công sức mà bạn sẽ dành cho dự án.

Xác định được rõ những yếu tố đó sẽ quyết định việc sản phẩm hoạt hình 2D của bạn sẽ có “độ khó” đến đâu – cầu kỳ, chi tiết như các bộ phim anime Nhật Bản, hay chỉ đơn giản như “South Park”. Hãy cân nhắc một cách thực tế nhé!

Lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch là một bước mà nhiều người vội bỏ qua. Lên một kế hoạch cụ thể, chi tiết, với sự phân bổ hợp lý về timeline, nhân lực và khối lượng công việc sẽ giúp bạn quản lý được quy trình sản xuất một cách khoa học và chặt chẽ.

Vậy lên kế hoạch như thế nào? Việc này cũng không có một tiêu chuẩn “tuyệt đối”, mà tùy thuộc vào phương pháp làm việc của mỗi người. Ở đây, DeeDee sẽ gợi ý phương pháp sử dụng gantt chart (xem hình minh họa phía trên), để quản lý nhiều mảng công việc cùng một lúc trong một timeline tổng thể. Tuy nhiên, việc sử dụng gantt chart chắc chắn không phải (và không nên) là lựa chọn duy nhất của bạn.

Tìm references

Nếu như những gì bạn định làm, đã có người làm rồi thì sao nhỉ? Thật là tuyệt vời khi bạn có thể trực tiếp tham khảo những ví dụ có điểm tương đồng về nội dung, phong cách, chuyển động, v…v…, để vừa học được những cái hay, vừa tránh được những sai lầm không đáng có. Nhiều người hay gọi những tham khảo ấy là “reference”.

Trước khi sản phẩm hoạt hình của bạn được thực hiện, cách dễ nhất để giúp khách hàng (và chính người sản xuất) mường tượng ra được sản phẩm cuối cùng, đó là sử dụng những reference đã có sẵn mà những người đi trước đã từng thực hiện

Sau đây là một số yếu tố chuyên môn mà bạn nên xác định trước khi bắt tay vào sản xuất, và sẽ rất hữu ích khi được minh họa bằng reference:

  • Nội dung/cách kể chuyện

  • Phong cách vẽ

  • Cách thể hiện (nét vẽ, màu sắc)

  • Chuyển động

GIAI ĐOẠN 2: PRE-PRODUCTION – TIỀN KỲ

Sau khi đã trang bị cho mình những sự chuẩn bị cần thiết, đã đến lúc để chúng ta bắt đầu với giai đoạn pre-production (tiền kỳ).

Giai đoạn này sẽ bao gồm 5 bước chính, có thể được thực hiện lần lượt hoặc song song đồng thời, nếu như có nhiều nhân lực cùng tham gia trong quá trình thực hiện.

Viết kịch bản

Viết kịch bản là một bước khá cơ bản trong lĩnh vực truyền hình / điện ảnh. Việc viết kịch bản cũng yêu cầu người biên kịch cần phải có am hiểu về cấu trúc của một câu chuyện, cũng như format tiêu chuẩn của một kịch bản chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, người biên kịch cũng không cần phải đi quá sâu vào việc mô tả cụ thể hình ảnh, chuyển động của nhân vật, vì phần đó sẽ được các storyboard artist thể hiện tốt hơn rất nhiều bằng nét vẽ.

Thiết kế nhân vật

Tạo hình nhân vật trong phim hoạt hình sẽ được xây dựng nên từ những định hướng ban đầu về phong cách ở giai đoạn 1 (chuẩn bị), và chiều sâu nhân vật được xây dựng từ ý tưởng của người biên kịch.

Với hoạt hình 2D, thiết kế nhân vật sẽ được thực hiện bởi Art Director hoặc Character Designer, bằng khả năng vẽ tay “tuyệt diệu” của họ. Nhân vật càng được thiết kế tỉ mỉ, kỹ càng (ví dụ: bao gồm các góc xoay, phục trang, biểu cảm khuôn mặt, v…v…) sẽ càng thuận tiện cho quá trình animation trong giai đoạn sản xuất.

Concept art

Concept art là bước hiện thực hóa những ý tưởng ban đầu về nhân vật, thế giới, theo đúng phong cách và định hướng nghệ thuật mà đạo diễn mong muốn cho dự án hoạt hình của mình.

Ở bước này, Art Director sẽ làm rõ những dụng ý, ngôn ngữ nghệ thuật mà mình muốn thực hiện cho dự án hoạt hình 2D của mình, qua đó truyền tải được những ý tưởng ấy cho tất cả mọi người cùng tham gia sản xuất.

Storyboard

Storyboard là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất điện ảnh và truyền hình. Đặc biệt với phim hoạt hình, thì bước thực hiện storyboard có thể nói là không thể bỏ qua trong giai đoạn tiền kỳ.

Storyboard để hiểu nôm na nhất, chính là kịch bản dạng hình ảnh. Ở bước này, các Storyboard Artists sẽ hiện thực hóa câu chuyện của biên kịch và/hoặc thiết kế tạo hình của Character Designer thành các khung hình tĩnh.

Những hình vẽ trong storyboard không cần quá cầu kỳ, chi tiết, chỉ cần đủ rõ ràng để thể hiện được những dụng ý về điện ảnh như góc máy, bố cục, chuyển động, tiết tấu, v…v… Vậy nên, với các Storyboard Artist, ngoài khả năng vẽ phác thảo “điêu luyện”, cũng yêu cầu rất nhiều về những kiến thức điện ảnh.

Hãy cùng tham khảo trích đoạn storyboard của DeeDee Animation Studio trong phim hoạt hình “Tàn Thể: Tiền Truyện” nhé:

Sau khi thực hiện storyboard, cũng là lúc mà bạn có thể thống kê cụ thể yêu cầu chi tiết về từng cảnh (background, chuyển động, biểu cảm, camera movements,v…v…) để hỗ trợ cho các Animators và Background Artist trong giai đoạn sản xuất.

Để đi sâu hơn về storyboard, có lẽ DeeDee sẽ để dành một dịp khác.

Animatic

Storyboard được hoàn thiện, cũng có nghĩa là bạn cũng đã có được cho mình bản draft (nháp) của phim – hay còn gọi là animatic.

Ở bước này, các khung hình trong storyboard sẽ được ghép nối vào nhau thành một bản video, kết hợp cùng với các yếu tố như timing (căn thời gian và nhịp phim), camera movements (chuyển động camera) hay voice draft (lồng tiếng nháp).

Việc thực hiện animatic mang yếu tố cốt lõi trong việc giúp người làm hoạt hình có thể hình dung ra sản phẩm hoạt hình cuối cùng của họ. Khi làm đến đây, chắc chắn bạn sẽ nhận ra những yếu tố mà mình cần phải chỉnh sửa.

Chính vì lẽ đó, đây chính là thời điểm thích hợp để đưa ra những chỉnh sửa, tinh chỉnh phù hợp. Vì đối với hoạt hình 2D, sau khi đã bắt đầu giai đoạn production (sản xuất), sẽ rất tốn công sức để làm lại. Vậy nên, các hãng phim hoạt hình lớn như Pixar đều cắt dựng, chỉnh sửa animatic một cách hoàn thiện nhất có thể, để tối ưu thời gian và công sức trước khi đi vào giai đoạn production đầy thử thách sau đó.

GIAI ĐOẠN 3: PRODUCTION – SẢN XUẤT

Sau khi thực hiện hết các bước trong giai đoạn tiền kỳ, cũng là lúc có thể bắt đầu với quá trình sản xuất.

Với hoạt hình 2D, thì quá trình sản xuất trong giai đoạn này sẽ bao gồm 3 bước chính: vẽ layout & background, diễn hoạt (animation) và composition. Tương tự như ở giai đoạn tiền kỳ, trong quá trình sản xuất, việc vẽ layout & background và diễn hoạt chuyển động nên được thực hiện song song đồng thời với nhau bởi các đội ngũ chuyên biệt, để có thể đảm bảo tiến độ sản xuất được tối ưu nhất có thể.

Vẽ layout & background

Background là một phần không thể thiếu trong mỗi cảnh phim hoạt hình 2D, vì nó vừa mang đến context (bối cảnh) cho từng cảnh phim và gắn kết câu chuyện, vừa là điểm nhấn ấn tượng về mặt thị giác.

Vẽ background là một trong số 2 công đoạn có thể nói là quan trọng và tốn công sức nhất trong quy trình sản xuất hoạt hình 2D (bên cạnh diễn hoạt chuyển động animation). Do đó, bản thân công đoạn này cũng yêu cầu các background artists cần phải thực hiện đúng quy trình theo 5 bước cơ bản.

Quy trình ấy bao gồm: vẽ thumbnail, vẽ phác thảo, đi nét, đổ màu và thêm hiệu ứng. Các bạn có thể tham khảo quy trình sản xuất background dưới dạng animated gif

Sau khi đã thực hiện 5 bước cơ bản ấy, thì background của bạn đã sẵn sàng cho bước kế tiếp: composition.

Animation

Tuy nhiên, trước khi có thể bắt đầu với composition, đừng bỏ quên phần quan trọng nhất trong một sản phẩm hoạt hình 2D: animation (diễn hoạt chuyển động).

Animation (bắt nguồn từ “animate”) đơn giản là “tạo ra sự sống” cho nhân vật. Cách hiểu này chuyên sâu hơn rất nhiều so với chỉ “tạo ra chuyển động” thông thường, vì nó còn bao gồm cả cảm xúc và trải nghiệm của nhân vật trong đó.

Thiết kế nhân vật đã có, bối cảnh background đã có (hoặc đang được song song thực hiện), việc cần làm bây giờ là hãy giúp nhân vật được “sống” trong những bối cảnh ấy. Vậy ở bước này, nhà sản xuất hoạt hình phải làm như thế nào?

Nếu như các animators đã được trang bị sẵn storyboard và animatic chi tiết nhất có thể, thì công việc của họ sẽ được trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Với lĩnh vực digital animation 2D hiện đại (sử dụng những phần mềm diễn hoạt chuyên nghiệp như Toon Boom Harmony), thì việc làm animation sẽ có thể được chia làm 2 phong cách chính: cut-out animation và hand-drawn animation.

Hand-drawn animation bắt nguồn từ phong cách hoạt hình vẽ tay trên giấy truyền thống (traditional animation), yêu cầu người làm hoạt hình phải trực tiếp vẽ chuyển động cho nhân vật theo từng khung hình một (frame by frame). Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại ngày nay, thì công việc này được hoàn toàn thực hiện trên máy tính (paperless), giúp cho quy trình thực hiện dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều. Phong cách hoạt hình hand-drawn animation thường được biết đến với những chuyển động mượt mà, và trải nghiệm sản xuất vô cùng thú vị (yêu cầu phải vẽ tay rất nhiều trên bảng vẽ điện tử).

Việc tạo “sự sống” cho nhân vật ở bước này sẽ được thực hiện bởi các animators. Với đòi hỏi và yêu cầu rất lớn về công sức thực hiện để đảm bảo chuyển động được mượt mà, sống động, không ngạc nhiên khi công đoạn diễn hoạt sẽ chiếm phần lớn thời gian trong quy trình sản xuất hoạt hình 2D.

Để thực hiện được những chuyển động cho nhân vật một cách chân thực và sống động nhất, cần phải tuân thủ chặt chẽ 12 nguyên tắc cơ bản về hoạt hình, mà bất cứ animator nào cũng cần phải nắm rõ.

Composition

Sau khi đã hoàn thiện background và animation của một cảnh, bạn đã có thể ghép 2 yếu tố đó vào với nhau thành một sản phẩm hoạt hình “gần như” là hoàn thiện. Công đoạn này được gọi là composition.

Nếu như không còn gì phải sửa, thì bạn cũng đã sẵn sàng để bước sang giai đoạn thứ 3: post-production (hậu kỳ).

GIAI ĐOẠN 4: POST-PRODUCTION – HẬU KỲ

Đúng như tên gọi của nó, ở giai đoạn post-production (hậu kỳ), sẽ chủ yếu yêu cầu bạn phải tinh chỉnh, hoàn thiện sản phẩm hoạt hình của mình, mà không yêu cầu phải sản xuất bất cứ thứ gì mới – giai đoạn đó đã qua rồi!

Editing

Với một bản composition hoàn thiện, hãy để cho một editor chuyên nghiệp sử dụng những “ma thuật” của mình. Bước này yêu cầu bạn (một editor) cắt gọt, bố trí lại những footage hoạt hình sao cho hợp lý.

Để làm được việc này, editor cần phải có cảm nhận rất tốt về nhịp phim (ví dụ như: đoạn phim này nhanh hay chậm, cảnh này thừa hay thiếu, làm thế nào để cho cảnh này thú vị hơn, v…v…)

Phần mềm làm phim hoạt hình 2D miễn phí

  • Phần mềm làm video animation Crazytalk.
  • Phần mềm Aurora 3D Animation Maker.
  • Phần mềm PM Animation.
  • Phần mềm Easy GIF Animator.
  • Phần mềm After Effect.
  • Videoscribe.

Phần mềm làm phim hoạt hình trên điện thoại

App làm video hoạt hình trên điện thoại
  • App dựng video hoạt hình Flipaclip
  • Làm video animation trên DigiCel FlipPad
  • Ứng dụng Stick Nodes – dựng video animation
  • Adobe After Effect – phần mềm làm video hoạt hình
  • Ứng dụng Animaker  –  dựng video animation trên điện thoại
  • Powtoon – ứng dụng dựng video hoạt hình trực tuyến
  • CrazyTalk Animator – làm animation online
  • Alight Motion – làm video hoạt hình trên điện thoại
Nhận làm phim hoạt hình 2D

Ngành làm phim  Hoạt hình 2D

Ngành học cho người yêu thích làm phim hoạt hình, kỹ xảo hình ảnh, thiết kế nhân vật và bối cảnh cho phim hoạt hình, game, đồ hoạ chuyển động cho quảng cáo và các phương tiện truyền thông giải trí. Chuyên ngành hoạt hình 2D của Đại học FPT không những giới thiệu công nghệ làm hoạt hình 2D truyền thống mà còn giới thiệu những công nghệ và kỹ thuật tối ưu nhất tạo ra những sản phẩm khác biệt, tích hợp được trong những môi trường tối ưu như Thực tế tăng cường (AR). Chương trình chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số (Digital Art & Design) của Đại học FPT được xây dựng theo chuẩn của các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới và các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật (National Association of Schools of Art and Design – NASAD).

Triển vọng nghề nghiệp

VÌ SAO NÊN THEO ĐUỔI NGHỀ LÀM PHIM HOẠT HÌNH 2D?

Tuổi thơ đa phần ai cũng đã từng xem những bộ phim hoạt hình 2D như Mickey Mouse, Bạch Tuyết Bảy Chú Lùn, Tom & Jerry,… vậy bạn đã bao giờ nghĩ mình sẽ thực hiện được một bộ phim hoạt hình của riêng mình?

Nhu cầu tuyển dụng rất nhiều.

Ngành làm phim hoạt hình ở Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh hơn bao giờ hết, không khó để có thể tìm thấy các studio chuyên dụng về hoạt hình 2D tìm kiếm nhân lực để theo đuổi những dự án cho khách hàng Việt Nam hay những dự án phim của nước ngoài. Hoà mình cùng làn sóng khởi nghiệp, ngày càng có nhiều các studio hoạt hình Việt Nam được thành lập. Đây phần nhiều là những doanh nghiệp do người trẻ khởi xướng, trụ vững và đang gây dựng được tên tuổi ở cả thị trường trong và ngoài nước. Trình độ làm hoạt hình của Việt Nam đã phát triển rất nhiều so với trí tưởng tượng của nhiều người, ngày càng thu hẹp khoảng cách so với những studio hàng đầu trên thế giới.

Nhiều nhu cầu, nhiều cơ hội phát triển.

Theo bài báo cáo phân tích thị trường animation ở Đông Nam Á thực hiện bởi Malaysia Digital Economy Corporation và Japan’s Media Create, sự tăng trưởng nhanh của kinh tế đã kéo theo sự phát triển không ngừng của ngành Animation trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhu cầu càng nhiều, càng có nhiều cơ hội cho người trẻ phát triển và ghi tên mình trong một lĩnh vực tuy không mới ở nước ngoài, nhưng sẽ là những người tiên phong tại thị trường Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của Internet và nền kinh tế 4.0, việc sản xuất phim hoạt hình không chỉ nhằm mục tiêu tạo ra các bộ phim giải trí và giáo dục cho trẻ em, mà còn phục vụ cho lĩnh vực công nghệ game, truyền thông, thương mại và quảng cáo. Không khó để tìm thấy các sản phẩm hoạt hình 2D, 3D  trên các kênh quảng cáo, mạng xã hội và phương tiện truyền thông.

Cần phải nói thêm, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, đã và đang là những thị trường sản xuất và gia công cho rất nhiều những dự án phim hoạt hình lớn của nước ngoài trong những năm gần đây. Nhiều chuyên gia dự đoán Châu Á sẽ là trung tâm sản xuất hoạt hình cho thế giới trong những thập kỷ tới, tạo cơ hội và công ăn việc làm cho hàng nghìn bạn trẻ lớn lên với ước mơ được tham gia thực hiện và tạo nên những bộ phim hoạt hình của riêng mình.

Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều trường lớp chính quy, cơ sở đào tạo bài bản về hoạt hình 2D. Ngành Digital Art & Design tại Đại học FPT tự hào là một trong những trường đại học đầu tiên xây dựng mô hình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực hoạt hình 2D và đồ hoạ động (motion graphic). Hoà nhập cùng với dòng chảy nhanh của ngành công nghiệp sáng tạo trên thế giới, chuyên ngành hoạt hình 2D của Đại học FPT không những giới thiệu công nghệ làm hoạt hình 2D truyền thống mà còn giới thiệu những công nghệ và kỹ thuật tối ưu nhất tạo ra những sản phẩm khác biệt, tích hợp được trong những môi trường tối ưu như Thực tế tăng cường (AR).

Những ai nên theo đuổi ngành animation?

Animation là ngành học đầy thú vị và có tính sáng tạo cao. Người học cần có niềm yêu thích với nghệ thuật sáng tạo, có thiện cảm với công nghệ và một chút năng khiếu về kể chuyện. Ngành Digital Art & Design tại Đại học FPT sẽ đào tạo cho bạn những kỹ năng thẩm mỹ nền tảng ở những học kỳ đầu tiên bao gồm việc vẽ tay và làm quen với các nguyên lý về thị giác, nguyên lý phối cảnh, khoa học màu sắc, nguyên lý về giải phẫu tạo hình… Từ học kỳ 3 trở đi bạn sẽ được giới thiệu kỹ năng vẽ trên máy tính sử dụng nhiều phần mềm vẽ và diễn hoạt khác nhau như Adobe Photoshop, Illustrator, After Effects, Maya, C4D, … được giới thiệu các kiến thức chuyên sâu về hình ảnh, camera, ánh sáng, nghệ thuật kể chuyện và những kỹ năng mềm cần thiết để phát triển toàn diện.

Cơ hội nghề nghiệp

Thiết kế tạo hình nhân vật 2D cho phim hoạt hình, game, quảng cáo
Diễn hoạt 2D cho phim hoạt hình, game, quảng cáo
Chuyên gia xử lý kỹ xảo hình ảnh
Thiết kế Kịch bản phân cảnh

Đào tạo khác biệt

  • Một trong những trường đại học đầu tiên đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực hoạt hình 2D.
  • Học tập với nhiều thầy cô đến từ nhiều quốc gia có nền công nghiệp sáng tạo phát triển trên thế giới.
  • Ngay từ năm đầu tiên, sinh viên có 1 học kỳ học tiếng Anh tại nước ngoài.
  • Sinh viên có 1 – 2 học kỳ học kiến thức và thực hành chuyên ngành tại Đại học Limkokwing, Malaysia hoặc Hongik University, Hàn Quốc.
  • Đến năm thứ 3, sinh viên được làm việc thực tế từ 4 – 8 tháng tại các đơn vị sáng tạo nghệ thuật, truyền thông, quảng cáo trong và ngoài nước trong học kỳ Thực tập tại doanh nghiệp (On the Job Training).
  • Bên cạnh kiến thức chuyên ngành và những hoạt động chuyên môn, ngành thiết kế đồ hoạ tại Đại học FPT thường xuyên tổ chức các hoạt động triển lãm, gây quỹ vì cộng động để tạo cơ hội cho người học được phát triển năng lực chuyên môn phục vụ cho những nhu cầu thực tế từ đời sống.

Chương trình học

NỀN TẢNG
  • Định hướng + rèn luyện tập trung
  • Vovinam 1
  • Tiếng Anh chuẩn bị
  • Nhạc cụ truyền thống
HỌC KỲ 1
  • Nguyên lý thị giác
  • Công cụ thiết kế trực quan
  • Hình hoạ – Vẽ khối, tĩnh vật
  • Hình hoạ – Vẽ đầu tượng, chân dung
  • Kỹ năng học tập đại học
  • Vovinam 2
HỌC KỲ 2
  • Phối cảnh
  • Nguyên lý đồ hoạ cơ bản
  • Giải phẫu tạo hình
  • Hình hoạ – Vẽ tốc hoạ
  • Kỹ năng giao tiếp và cộng tác
  • Vovinam 3
HỌC KỲ 3
  • Nghệ thuật đồ hoạ chữ 1
  • Nhiếp Ảnh
  • Phát triển ý tưởng và kịch bản
  • Vẽ màu nước
  • Ngoại ngữ 2
HỌC KỲ 4
  • Tạo hình nhân vật hoạt hình
  • Nguyên lý thiết kế trải nghiệm người dùng
  • Nghệ thuật đồ hoạ chữ 2
  • Phát triển trực quan cho hoạt hình máy tính
  • Ngoại ngữ 2
HỌC KỲ 5
  • Thiết kế hình ảnh và âm thanh trong làm phim
  • Lịch sử mỹ thuật Việt Nam & Thế Giới
  • Nguyên lý truyền thông và quảng cáo
  • Thiết kế phông nền hoạt hình
  • Thiết kế chuyển động hoạt hình
HỌC KỲ 6
  • Đào tạo trong môi trường thực tế (On the Job Training)
HỌC KỲ 7
  • Cơ sở văn hoá Việt Nam
  • Thiết kế kịch bản phân cảnh hình ảnh
  • Kỹ năng diễn hoạt 2D
  • Sản xuất âm thanh
  • Kỹ năng viết bài nghiên cứu
HỌC KỲ 8
  • Mỹ học và lịch sử thiết kế
  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Thiết kế hồ sơ cá nhân
  • Dự án phim 2D
HỌC KỲ 9
  • Dự án tốt nghiệp
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Tư tưởng HCM
  • Lịch sử Đảng Cộng sản Việt

Làm phim hoạt hình từ truyện tranh

Ngành sản xuất phim hoạt hình

 Ở cấp độ đại học, sinh viên học chuyên ngành này sẽ được học một cách hệ thống những kiến ​​thức cơ bản về Phim hoạt hình và kỹ thuật Phim hoạt hình, học kiến ​​thức chuyên môn như kịch, phân cảnh, ngôn ngữ nghe nhìn, và thành thạo phần mềm sản xuất phim Phim hoạt hình có liên quan để có thể thiết kế và sản xuất phim Phim hoạt hình ngắn một cách hoàn chỉnh. Chuyên ngành Phim hoạt hình có thể được chia thành các hướng chuyên nghiệp như đạo diễn Phim hoạt hình, thiết kế Phim hoạt hình, Phim hoạt hình kỹ thuật số, … chủ yếu trau dồi khả năng của sinh viên về thiết kế mô hình, vẽ tranh gốc và thiết kế Phim hoạt hình; đào tạo sinh viên sử dụng ngôn ngữ nghe nhìn để thiết kế và thể hiện Phim hoạt hình; đào tạo sinh viên sử dụng phần mềm 2D, 3D và hậu kỳ cho các nhân vật Phim hoạt hình, nền, hiệu ứng đặc biệt và khả năng sản xuất, chỉnh sửa và tổng hợp.

+ Các khóa học chính:

Phim điện ảnh và phim truyền hình, âm thanh điện ảnh và truyền hình, kỹ thuật Phim hoạt hình, tạo Phim hoạt hình phim và truyền hình, ứng dụng và công nghệ đa phương tiện, thiết kế Phim hoạt hình, đạo diễn Phim hoạt hình, thiết kế Phim hoạt hình hai chiều, công nghệ Phim hoạt hình ba chiều, thiết kế mô hình Phim hoạt hình, thiết kế cảnh Phim hoạt hình, thiết kế storyboard Phim hoạt hình, thiết kế và lập kế hoạch trò chơi, thiết kế nghệ thuật trò chơi, Thiết kế hoạt ảnh phong cảnh, thiết kế giao diện người dùng, sản xuất nội dung phương tiện di động, …

Liên kết giảng dạy thực hành chính: bao gồm vẽ phác thảo, phác thảo, thiết kế nhân vật, thiết kế bối cảnh, thiết kế và sáng tạo truyện tranh thẻ, màu Phim hoạt hình, lồng tiếng Phim hoạt hình, quay phim Phim hoạt hình ngắn, bài tập tốt nghiệp, …

 

3. Cơ hội việc làm

+ Cùng với sự phát triển của internet và nền kinh tế 4.0, nhu cầu sản xuất Phim hoạt hình, đặc biệt cho lĩnh vực truyền thông, thương mại, quảng cáo, phát triển rõ rệt. Điều đó dẫn đến việc các cách ứng dụng animation trong nhận diện thương hiệu và truyền thông marketing cũng dần được đa dạng hóa. Phạm vi của nghề nghiệp rất rộng lớn, bạn có thể tham gia nhiều ngành nghề khi học thiết kế Phim hoạt hình chẳng hạn như: sản xuất hiệu ứng đặc biệt cho phim điện ảnh và truyền hình, thiết kế truyện tranh, thiết kế đồ họa, sản xuất Phim hoạt hình ba chiều, mô phỏng ảo, công nghệ đa phương tiện, sản xuất trang web, … Bạn có thể xin việc ở các sở phát thanh và truyền hình, công ty sản xuất phim và truyền hình, cơ sở sản xuất phim Phim hoạt hình, công ty quảng cáo, tổ chức phát hành âm thanh và video, trường học, công ty mạng, công ty phần mềm trò chơi, nhà xuất bản tin tức, xuất bản điện tử, quảng cáo phim và truyền hình kỹ thuật số, phòng thiết kế và kế hoạch của các doanh nghiệp và tổ chức, … Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp cực kì rộng mở và đa dạng.

+ Thu nhập: Thu nhập của ngành này phụ thuộc lớn vào phương hướng nghề nghiệp bạn chọn sau khi tốt nghiệp ( ví dụ như sản xuất phim Phim hoạt hình 2D hay 3D) và kinh nghiệm cũng như tài năng của bạn.

  • Tại Trung Quốc:

Xét từ khía cạnh tiền lương, thu nhập cao nhất trong ngành Phim hoạt hình 3D và hiệu ứng đặc biệt cho phim Phim hoạt hình điện ảnh và truyền hình tập trung ở các vùng ven biển như Thâm Quyến và Thượng Hải. Người sáng tạo phim Phim hoạt hình 3D kiếm được 10.000 NDT / tháng là điều tương đối bình thường, trong khi những người thuần túy là công nhân kỹ thuật kiếm được ít nhất 3.000 NDT. Lương của nhân viên sản xuất trong lĩnh vực điện ảnh và truyền hình hầu hết được trả theo từng phần, lương trung bình hàng tháng của một họa sĩ Phim hoạt hình có tay nghề cao là khoảng 4-5 nghìn NDT, người cao hơn có thể lên tới 20.000 NDT.

  • Tại Việt Nam: mức thu nhập trong lĩnh vực animation tại Việt Nam dao động trong khoảng $800.

 

4. Đối tượng phù hợp

+ Đầu tiên, vì đây là một ngành thuộc khối ngành nghệ thuật, thiên hướng về thiết kế và sáng tạo nên hiển nhiên bạn cần có kiến thức cơ bản nhất định về màu sắc, phối màu, vẽ cơ bản,…

+ Lĩnh vực này đòi hỏi bạn phải có khả năng tư duy hình ảnh tốt và sáng tạo.

+ Để thành công với nghề này bạn cần có đam mê và sự kiên trì tuyệt đối.

+ Vì đây là ngành mới và đang bắt đầu phát triển mạnh ở việt nam nên tài liệu chuyên sâu viết bằng tiếng việt rất ít. Không biết tiếng Anh sẽ hạn chế lượng kiến thức khổng lồ từ Google và Youtube. Tất cả những tư liệu đáng tin cậy về Animation đa số là tiếng Anh. Nếu bạn nào muốn nghiên cứu chuyên sâu thì sẽ cần học tiếng Anh học thuật vì các tư liệu chuyên sâu rất khó đọc

Cách làm phim hoạt hình Doraemon